Lưu trữ

Archive for the ‘Phân tích’ Category

Bài học lịch sử từ truyền thống Bạch Đằng

Tháng Mười Hai 27, 2015 Bình luận đã bị tắt

Trần Hưng Đạo – Ảnh internet

Chuyện xưa – nay

QĐND Thiên tài Nguyễn Trãi xưa đã nhiều lần nói đến sông Bạch Đằng.

Với cái nhìn của nhà địa lý-chiến lược, ở cuốn sách “Dư địa chí” trình bày tổng quát những hiểu biết sớm nhất về giang sơn đất nước Đại Việt đầu thế kỷ 15, khi nhận xét về sự hiểm yếu của sông Bạch Đằng, Nguyễn Trãi đã hạ bốn chữ “Quan hà bách nhị” (Ải quan trên sông, hai người có thể địch nổi trăm người) để đánh giá cái vị thế chiến lược đặc biệt của sông nước này. Xem chi tiết…

Trở lại Điện Biên – Lá cờ và ngọn cỏ

Tháng Tư 5, 2014 Bình luận đã bị tắt

Văn học và sự kiện

QĐND – Chủ Nhật, 12/05/2013, 8:49 (GMT+7)

Chỉ thấy một vùng cỏ biếc non tơ
Mây trắng bay, mây trắng đến không ngờ
Cành phượng rủ một chùm hoa đỏ chót

Xem chi tiết…

Chuyên mục:Phân tích Thẻ:,

“Điện” “Biên” “Phủ” – Chữ và nghĩa

Tháng Mười Một 23, 2013 1 Bình luận

QĐND – Tháng Ba năm Mậu Tý (1288), vua Trần Nhân Tông đem bọn bại tướng Ô Mã Nhi của đạo quân Nguyên-Mông xâm lược vừa bị đại bại, từ sông Bạch Đằng về phủ Long Hưng (Thái Bình) làm lễ “hiến phù” (dâng tù binh, báo tin thắng trận) ở tòa Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Bỗng thấy những con ngựa đá chầu hầu bên nơi chôn cất vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần này, chân móng con nào cũng lấm bùn! Cảm xúc của người vừa lãnh đạo hai cuộc kháng chiến gian khổ chống giặc, bây giờ đại thắng, giữ yên sơn hà, khiến nhà vua nảy sinh được một tứ thơ lạ: Hẳn là anh linh tổ tiên cũng đã vừa đưa những chiến mã bằng đá này đi trận, nên bùn đất chiến trường mới vương đầy vó ngựa khi trở về như thế! Và thế là ra đời hai câu thơ tuyệt bút:

Xem chi tiết…

Trận đánh cuối cùng của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản

Tháng Bảy 13, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản – người được sử sách các đời và nhiều thế hệ người Việt xưa nay, mệnh danh là “Thiếu niên anh hùng”, “Thiếu niên dũng tướng” – chỉ xuất hiện đột ngột giữa bộ chính sử gốc của dân tộc – sách “Đại Việt sử ký toàn thư” – lóe sáng như một vì sao, qua 8 dòng chữ biên niên về năm Nhâm Ngọ, 1282 (lúc tự đến nhưng không được dự “Hội nghị Quân sự Bình Than”, vì… “còn trẻ tuổi”), và trong 2 câu sử bút ngắn ngủi nữa về năm Ất Dậu, 1285 (khi đánh trận ở Tây Kết và Chương Dương). Còn trước đó từ đâu đến, và sau đấy đi về đâu – không một lời, một chữ nào cho biết.

Xem chi tiết…

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với giới nghiên cứu lịch sử nước ngoài

Tháng Ba 25, 2011 Bình luận đã bị tắt

Ðiều cần nói ngay là, ý kiến của giới sử gia nước ngoài về sự kiện này rất khác nhau, và sự khác nhau không chỉ thể hiện (và là kết quả) của những thế giới quan sử học (sử quan) khác nhau, của việc nghiên cứu dựa trên những nguồn sử liệu khai thác được rất khác nhau, do những phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, mà còn do mối quan hệ của cá nhân mỗi tác giả với đất nước và con người Việt Nam cũng khác nhau.

Xem chi tiết…