Lưu trữ

Posts Tagged ‘Chính trị’

Hồ Chí Minh và Hiến pháp 1946

Tháng Ba 19, 2013 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Thế là đã 65 năm Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước ta, ngày 9-11-1946. Thời gian là vị quan tòa nghiêm khắc và công minh nhất thẩm định sự đúng sai của những tư tưởng, những quyết sách và nhất là hướng đi. Nhìn lại một chặng đường lịch sử gần hai phần ba thế kỷ, càng hiểu ra sự minh triết của Hồ Chí Minh, tác giả của Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cha đẻ của Hiến pháp 1946 đặt nền móng cho Nhà nước pháp quyền đích thực của quốc gia ấy.

Xem chi tiết…

Kẻ cầm đầu Chính phủ Việt gian đầu tiên ở Nam Bộ bị bắt như thế nào?

Tháng Chín 23, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Ngay sau khi Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ ra tuyên cáo kháng chiến vào ngày 23-9-1945, lực lượng Việt Minh ở Sài Gòn đã lập một chiến công lớn, bắt sống tên cầm đầu Chính phủ Việt gian và xóa sổ tổ chức bán nước này từ trong trứng nước. Người chỉ huy thực hiện cuộc “bắt cọp giữa ban ngày” này là cán bộ Việt Minh Huỳnh Văn Nghệ.

Xem chi tiết…

Những điều chưa biết về Anh hùng Cù Chính Lan

Tháng Chín 21, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Ngày 19-5-1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là một trong số 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Chính phủ tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Ngày 10-8-1952, tại buổi Lễ tuyên dương công trạng, khi nghe đọc báo cáo chiến công của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc.

Xem chi tiết…

Cách mạng tháng Tám và hai cha con vị đại thần

Tháng Tám 19, 2011 Bình luận đã bị tắt


Về đất xứ Nghệ, vào vùng Diễn Châu ai mà không biết hai dòng họ lớn: Cao Xuân và Đặng Văn. Hai dòng họ này đã sản sinh ra hàng trăm con cháu thông minh, học giỏi, đạt những khoa bảng cao thời xưa cũng như thời nay.

Riêng họ Đặng Văn ở đất Nho Lâm (Diễn Châu) đã sinh ra Đặng Văn Thụy văn hay, học rộng, 16 tuổi đỗ đầu xứ; 25 tuổi thi hương đỗ Cử nhân (Á nguyên). Năm 1904 ông thi hội, đỗ nhị Giáp tiến sĩ Bình Nguyên (tức đỗ nhất, Hoàng Giáp), được bổ nhiệm là Tử nghiệp (Phó hiệu trưởng) sau đấy là Tế Tửu (tức Hiệu trưởng Trường Quốc Tử Giám, trường đại học quốc gia lớn nhất thời phong kiến). Đặng Văn Thụy là một Quốc sư dạy từ vua trở xuống.

Xem chi tiết…

Trần Quang Khôi và nỗi niềm trong trại cải huấn

Tháng Tám 8, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Trong những ngày học tập ở lớp cải huấn dành cho sĩ quan chế độ cũ, viên Chuẩn tướng xe tăng Trần Quang Khôi luôn tỏ ra mềm mỏng và là người khá kiệm lời. Vậy mà vào những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, trong “canh bạc” cuối, Tư lệnh Lữ đoàn 3 kỵ binh Trần Quang Khôi từng thực hiện ý định kéo quân về “giải cứu” Sài Gòn…

Viên tướng “kiêm” điền chủ

Xuất thân trong một gia đình điền chủ ở Rạch Giá (Kiên Giang), Trần Quang Khôi đã chọn cho mình con đường đi lính cho Pháp. Năm 1952, trong danh sách tốt nghiệp Khóa 6 Trường Võ bị Đà Lạt, Khôi được xếp hạng 6/181 học viên. Lọt vào “mắt xanh” của quan thầy, nên sau đó Trần Quang Khôi được chọn đi đào tạo ở nước ngoài.

Xem chi tiết…

Huyền thoại trên sông Hiếu

Tháng Tám 1, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Dù đã bước vào cái tuổi “cổ lai hy”, nhưng với ông Dương Tú Anh (nguyên Huyện ủy viên huyện Cam Lộ) ở khu phố 8, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) thì ký ức về trận “Bạch Đằng trên sông Hiếu” vào những ngày đầu tháng 3-1968 vẫn luôn hiển hiện trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Ông là người đề xuất mưu lược trận đánh và được Thường vụ liên huyện Gio – Cam (Gio Linh-Cam Lộ) giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy.

Xem chi tiết…

Trận đánh cuối cùng của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản

Tháng Bảy 13, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản – người được sử sách các đời và nhiều thế hệ người Việt xưa nay, mệnh danh là “Thiếu niên anh hùng”, “Thiếu niên dũng tướng” – chỉ xuất hiện đột ngột giữa bộ chính sử gốc của dân tộc – sách “Đại Việt sử ký toàn thư” – lóe sáng như một vì sao, qua 8 dòng chữ biên niên về năm Nhâm Ngọ, 1282 (lúc tự đến nhưng không được dự “Hội nghị Quân sự Bình Than”, vì… “còn trẻ tuổi”), và trong 2 câu sử bút ngắn ngủi nữa về năm Ất Dậu, 1285 (khi đánh trận ở Tây Kết và Chương Dương). Còn trước đó từ đâu đến, và sau đấy đi về đâu – không một lời, một chữ nào cho biết.

Xem chi tiết…

Nhớ mãi đôi mắt nồng ấm của Người

Tháng Bảy 13, 2011 Bình luận đã bị tắt

QĐND – Từ 1959-1968 là cán bộ của Đại sứ quán Liên Xô ở Trung Quốc, từ 1968-1991 là cán bộ của Vụ Các nước xã hội chủ nghĩa thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Vi-ta-li Xa-ren-kô đã được hai lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã có bài viết trong cuốn sách “Người Nga nói về Hồ Chí Minh” xuất bản ở Mát-xcơ-va nhân kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Bác Hồ. Chúng tôi xin chuyển ngữ bài viết này của ông từ nguyên bản tiếng Nga.

Xem chi tiết…

Tiếng chuông Côn Đảo

Tháng Năm 14, 2011 Bình luận đã bị tắt

Ghi chép

QĐND – Gần 1 giờ bay từ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đến Côn Đảo vào một chiều tháng Tám lịch sử. Qua dòng chảy của thời gian, những tường thành, nhà tù thêm phần cổ kính, nhưng sự tàn ác, hà khắc của chế độ cai tù đối với các chiến sĩ cộng sản và người yêu nước thì vẫn nguyên vẹn.

Xem chi tiết…